Bài viết chuyên khoa

ĐAU BỤNG



1. Đau bụng là gì?

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng trải qua những cơn đau bụng. Các thuật ngữ khác dùng để mô tả cơn đau bụng đó là đau dạ dày (stomachache), đau bao tử (tummy ache), đau ruột (gut ache) và đau bụng (bellyache). Đau bụng có thể nhẹ hoặc nặng. Có thể liên tục hoặc bất chợt đến bất chợt đi. Đau bụng có thể xảy ra tức thời trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc đau kéo dài trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm (mãn tính).

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng

Đau bụng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất như đầy hơi, khó tiêu hoặc giãn cơ thường không đáng nghiêm trọng. Các lý do khác có thể khiến bạn cần nhờ đến chăm sóc y tế khẩn cấp.

Mặc dù vị trí và kiểu đau có thể cung cấp thông tin quan trọng, nhưng thời gian diễn ra cơn đau mới thực sự hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây ra nguồn bệnh.

Đau bụng cấp tính phát triển và thường biến mất trong vài giờ cho đến vài ngày. Đau bụng mãn tính có thể diễn ra không liên tục (từng đợt), hoặc theo từng hồi (chu kỳ). Đau mãn tính có thể xuất hiện trong vài tuần đến vài tháng, hoặc thậm chí vài năm. Một số tác nhân gây ra cơn đau không ngừng, và dần dần phát triển khiến căn bệnh trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Đau bụng cấp tính

Tác nhân gây ra đau bụng cấp tính thường kèm theo các triệu chứng khác và phát triển qua nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố thứ yếu, rồi dần mất đi mà không cần điều trị cho đến các trường hợp khẩn cấp cần trợ giúp y tế.

- Do các cơ quan ngoài ổ bụng

+ Tim: nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim

+ Phổi: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi, thuyên tắc phổi (nhồi máu phổi), 

+ Zona thần kinh 

- Do các cơ quan trong ổ bụng

+ Dạ dày – tá tràng: viêm loét dạ dày, viêm tá tràng

+ Gan - mật - tụy: áp xe gan, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp

+ Ruột non - ruột già: viêm ruột non, lồng ruột, tắc ruột

+ Nhồi máu mạc treo ruột

+ Thận - tiết niệu: viêm đài bể thận, sỏi thận, áp xe thận, nhiễm trùng tiểu trên, nhiễm trùng tiểu dưới

- Do chấn thương vùng bụng

- Do rối loạn đường huyết, tăng ceton trong máu

Các xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân đau bụng cấp tính:

+ Xét nghiệm máu, đường huyết, khí máu động mạch

+ Đo ECG, siêu âm tim

+ Chức năng gan thận

+ Siêu âm bụng, CT scan bụng chậu

+ Nội soi dạ dày tá tràng, nội soi khung đại tràng

Đau bụng mãn tính (từng cơn, từng thời kỳ)

Nguyên nhân cụ thể của đau bụng mãn tính thường rất khó xác định. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, xuất hiện và biến mất nhưng không khiến bệnh trở nên trầm trọng theo thời gian. Các tác nhân gây ra đau bụng kinh niên bao gồm:

- Do các cơ quan ngoài ổ bụng

+ Bệnh tim thiếu máu cục bộ

+ Thiếu máu hồng cầu hình liềm

- Do các cơ quan trong ổ bụng

+ Viêm dạ dày mạn tính

+ Trào ngược dạ dày thực quản

+ Thoát vị bẹn

+ Bệnh lý vùng chậu: đau bụng kinh, viêm vùng chậu, các bệnh lý ung thư cơ quan sinh dục nữ

+ Viêm loét đại tràng mạn tính (bệnh Crohn)

+ Sỏi túi mật

Các xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân đau bụng mạn tính:

+ Đo ECG, xét nghiệm máu

+ Nội soi dạ dày – tá tràng, nội soi đại tràng

+ Siêu âm bụng chậu

3. Đau bụng cần gặp bác sỹ khi nào?

Gọi cấp cứu khẩn cấp
Tìm kiếm sự giúp đỡ cấp cứu khẩn cấp nếu cơn đau vùng bụng dữ dội và có liên quan đến:

- Chấn thương, chẳng hạn như tai nạn hoặc thương tích

- Áp suất/áp lực hoặc đau vùng ngực

Chăm sóc y tế ngay lập tức
Hãy nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu hoặc trung tâm chăm sóc y tế khẩn cấp, gọi ngay cho các bác sĩ để được hỗ trợ nếu bạn gặp phải các triệu chứng:

- Đau dữ dội

- Sốt

- Đi ngoài ra máu

- Buồn nôn và nôn kéo dài

- Giảm cân

- Da vàng

- Cảm thấy đau dữ dội khi ấn tay vào bụng 

- Sưng bụng, căng bụng, bụng bị trương phồng

Lên lịch khám với bác sĩ

- Hãy lên lịch hẹn gặp bác sĩ nếu cơn đau bụng làm bạn lo lắng hoặc kéo dài một vài ngày.

- Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu cơn đau nặng đến mức khiến bạn không thể di chuyển, hoặc không thể ngồi yên một vị trí thoải mái.

- Trong thời gian đó, hãy tìm cách làm giảm bớt cơn đau. Ví dụ, ăn thành các bữa nhỏ nếu cơn đau đi kèm với chứng khó tiêu. Tránh dùng thuốc giảm đau không theo đơn hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày và làm cơn đau thêm trầm trọng.

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/symptoms/abdominal-pain/basics/definition/sym-20050728

HỎI ĐÁP

Tìm kiếm sản phẩm

phản hồi của khách hàng

PK ĐA KHOA MEKOMED - CỬU LONG
Đc: 75 Phạm Thái Bường - P.4 - Tp.Vĩnh Long
Email: info@mekomed.vn
Điện thoại:  0270-3838-911
Website: www. mekomed.vn

Điện thoại cho khách hàng liên hệ
02703838911

Tư vấn bác sĩ